Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Nobel Hóa 1996: 'Không được gây áp lực cho học sinh'

Để khoa học và giáo dục phát triển, người lớn phải truyen lam chuyen ay tạo môi trường cho trẻ thực hiện ước muốn bản thân, không nên tạo áp lực buộc các em phải giành giải thưởng nào đó, giáo sư đạt giải Nobel Hóa học 1996 khuyên. Hôm qua giáo sư Harold Kroto, nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học thuộc Đại học bang California, Mỹ đến Hà Nội tham dự chuỗi sự kiện "Cầu nối – Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình" lần thứ tư tại Đông Nam Á. Giáo sư Harold Kroto. Ảnh: Hương Thu. - Mục đích ông tới Việt Nam lần này là gì? - Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, tôi sẽ tham gia giảng về chủ đề "Giáo dục- nền tảng của hòa bình và chìa khóa khai sáng nhân loại" tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi có trọng trách giải thích cho thế hệ trẻ hiểu rằng những vấn đề mà giới khoa học đi trước như chúng tôi từng vướng phải có thể là điều thế hệ đang ngồi trên giảng đường gặp trong tương lai. Nếu họ không hiểu thấu đáo vấn đề đó, thì trong tương lai họ còn gặp rất nhiều khó khăn hơn thế hệ chúng tôi. "Chúng ta phải dạy trẻ biết cách đặt câu hỏi để thể hiện sự hoài nghi... Trong xã hội không có quyền tự do đặt câu hỏi và hoài nghi, trí tuệ sẽ không thể tiến bộ", giáo sư Harold Kroto. Trong chuyến thăm lần này, tôi còn muốn được chuyển tải ba mối lo lắng của mình khi mọi người đang không biết làm thế nào để giải quyết nhiều vấn đề trên thế giới. Tôi cho rằng, để thế giới tồn tại cần gỡ bỏ rào cản giữa các quốc gia, gỡ bỏ rào cản giữa suy nghĩ mang tính quốc gia riêng. Mặt khác, các dân tộc cần phối hợp lợi ích, lợi ích của Việt Nam sẽ là lợi ích có liên quan với nước khác. Và cuối cùng để tồn tại, các quốc gia cần phối hợp và làm việc trong hòa bình. Hiện nay nhiều người hiểu sai về lĩnh vực khoa học. Khoa học không phải kiến thức học trường phổ thông, hay việc áp dụng kiến thức khoa học tìm được. Khoa học cũng không phải cách phát hiện sự kiện mới, mà khoa học chính là cách nghĩ của mỗi người. Vậy nên chúng ta phải có cách nghĩ khoa học thì mới biết được liệu những điều mình nghe là đúng hay sai. Điều này rất quan trọng vì nó còn liên quan đến vấn đề đạo đức. Giới cầm quyền thế giới có xu hướng cố gắng thuyết phục mọi người rằng những điều họ làm là đúng, vì thế mọi người cần biết cách phân biệt đâu đúng, đâu sai. Chúng ta phải dạy bảo thế hệ trẻ cách đặt câu hỏi thể hiện hoài nghi sự với kiến thức các em được học, hay các thông tin của truyền thông. Kiến thức không đương nhiên giúp người ta đưa ra quyết định đúng đắn. Quyết định đúng đắn có được là nhờ tự suy logic. Hãy nhìn vào các nước phát triển hiện nay, họ có quyền tự do đặt câu hỏi và nghi ngờ, con người nếu không sống trong xã hội như thế thì nền văn hóa, cuộc sống trí tuệ sẽ không thể tiến bộ. -Tại sao ông lại chọn lĩnh vực hóa học để theo đuổi? - Khi còn ngồi ghế nhà trường, tôi học rất giỏi hóa học và nghệ thuật vẽ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1950, tôi thấy nếu đi theo khoa học cơ hội việc làm lớn nhiều. Như vậy, trước tiên tôi chỉ nghĩ học và làm hóa tôi sẽ có công việc tốt. Tôi chưa bao giờ nghĩ làm cái này để có giải thưởng A hay B. Khi nghiên cứu cũng vậy, tôi chưa hề đề ra mục tiêu sẽ đạt giải Nobel, vì khả năng phát hiện ra chất mới là rất ít, song thật không ngờ, tôi lại tìm ra chất mới. Điều tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ tôi mà hầu hết giới khoa học khi nghiên cứu họ không đặt ra mục tiêu ban đầu các phát hiện của mình sẽ được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống. Để minh chứng điều này, các bạn có thể nhìn lại phát minh của nhân loại để thấy. - Ông có lời khuyên nào cho các em học sinh muốn học giỏi môn hóa học? - Để học môn hóa học giỏi, chúng ta phải học ngôn ngữ hóa học đó, truyen lam tinh hay nhat vì mỗi môn khoa học đều có ngôn ngữ riêng. Ví dụ, muốn hiểu Việt Nam phải hiểu tiếng Việt trước. Tôi nhận thấy vấn đề xảy ra ở nhiều người là họ thích áp dụng khoa học công nghệ cụ thể chứ không hiểu khoa học theo chiều sâu hay theo khía cạnh thực chất của khoa học. Cụ thể như khi tôi nói về con chip, các bạn biết ngay nó áp dụng trong các điện thoại di động, nhưng các bạn không hiểu khía cạnh khoa học, hay ngôn ngữ ứng dụng này, nên sẽ khó mà học giỏi được. - Theo ông, làm thế nào để Việt Nam cũng có giải Nobel? - Không chỉ Việt Nam, mà các nước châu Á luôn mong có giải thưởng về toán học, vật lý. Nhưng với những nhà khoa học đạt giải như Ngô Bảo Châu, mục tiêu ban đầu không phải tiến hành nghiên cứu để đạt giải thưởng gì đó. Tôi tin, giáo sư Châu đã tìm được môi trường giáo dục tốt để theo đuổi ước muốn của mình, chính điều này giúp giáo sư Châu đạt giải thưởng cao. Cá nhân tôi cũng vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ mình phải có bằng được giải Nobel. Nếu tôi có mục tiêu đó, tôi sẽ không chọn nghiên cứu hóa học vì ban đầu tôi đánh giá lĩnh vực này tiềm năng rất thấp, phát triển không lớn. Vì thế, điều quan trọng là Việt Nam hay các nước phương Đông nên tạo môi trường, trong đó trẻ em có thể tự do theo đuổi ước muốn của mình, từ đó mới có phát kiến như các nước khác. Không nên tạo áp lực lên học sinh, buộc các em phải có giải thưởng. Ở Việt Nam có rất nhiều em giành giải cao trong nước nhưng lại không có giải thưởng quốc tế. Hãy nhìn lịch sử Nhật 40 năm trước, họ đầu tư chủ yếu cho khoa học cơ bản, chứ không tập trung ngay cho khoa học ứng dụng. 40 năm sau, nước Nhật có một số nhà khoa học có giải Nobel. Vì thế, điểm quan trọng cần tạo ra là môi trường giáo dục và học thuật mà người trẻ có thể tự do thực hiện ước muốn của mình. Việt Nam nên tập trung giáo dục đào tạo cho thế hệ trẻ, giúp các em có niềm đam mê với môn khoa học ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Nhìn vào thanh niên, tôi thấy có hai nhóm cơ bản. Thứ nhất là nhóm thanh niên có thể giải doc truyen tranh sex quyết rõ ràng vấn đề đặt ra cho xã hội cũng như công việc rất hiệu quả. Còn nhóm khác giống như tôi chỉ theo đuổi một lĩnh vực, thứ mà mình quan tâm thôi. Nhóm người này sẽ phát hiện ra phát kiến độc đáo và mang tính đột phá cao. Giáo sư Sir. Harold Kroto là nhà khoa học đoạt Nobel thứ tư đến thăm Việt Nam. Ông được phong tước hiệp sĩ năm 1996 cho các đóng góp của ông trong lĩnh vực hóa học. Ông nhận tất cả 37 bằng tiến sĩ danh dự từ các trường đại học trên toàn thế giới. Ông đã phát hiện ra hợp chất carbon mang tên fullerenes và một loại nguyên tố carbon mới: Buckminsterfullerene (C60). Phát hiện của ông về C60 gây chấn động lớn trong giới khoa học, và là khởi đầu cho một lĩnh vực nghiên cứu hóa học hoàn toàn mới, với tầm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đa dạng như vật lý, hóa học, sinh học và thiên văn học.